Được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 12 năm 2017, Học Viện Phật Giáo Thangkar Dechen Choling được đặt tên theo một Tu viện cũ ở Tây Tạng, nơi đã có nhiều vị Đạo sư vĩ đại đến tu học, nằm trên một ngọn núi nhỏ ở ngoại ô thành phố Kathmandu, Nepal.
Học Viện Phật Giáo Thangkar đã trở thành một ngôi nhà chung cho những ai muốn theo đuổi việc nghiên cứu và thực hành Phật Pháp và Thiền Định.
Tôn sư Khangser Rinpoche pháp tự là Tenzin Tsultrim Palden nghĩa là Pháp Trì Giới Hạnh Cát Tường. Tên thường gọi là Khangser Rinpoche nghĩa là ngôi nhà vàng. Ngài sanh năm 1975.
Khangser Rinpoche hiện đang là giảng sư giảng dạy triết lý Phật học ở Học Viện Phật Giáo Thangkar Dechen Choling và Tổ chức Dipankara. Trước đây, ngài từng là giảng sư dạy triết lý Phật học cho hàng trăm Tỳ Kheo và Sa Di tại Đại học Sera Jey, một trong ba Học Viện Phật Giáo vĩ đại gắn liền với truyền thống Gelugpa, tiếp nối nền văn hóa và kiến thức phong phú của Đại học Nalanda cổ đại, được thành lập ở Tây Tạng vào thế kỷ 15.
Trường Thangkar được thành lập vào tháng 3 năm 2018, theo giấy phép được cấp bởi Bộ Giáo dục Nepal. Trường học và Nhà khách là một phần của Học Viện Phật Giáo Thangkar.
Các môn học chính được giảng dạy ở trường bao gồm Toán, Khoa học, Xã hội học, Ngôn ngữ học (tiếng Nepal, tiếng Anh, tiếng Tây Tạng) và môn học Phật Pháp.
Nhà khách là một phần của Học Viện Phật Giáo Thangkar và đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2020.
Đây là một phức hợp gồm các phòng lưu trú, nhà hàng và quán cà phê nhìn xuống thành phố Kathmandu.
Nhà khách được xây dựng để phục vụ chỗ lưu trú cho học viên tham gia các khóa tu và thiền định Phật Pháp được tổ chức trong Tu viện.
Tu viện sẽ phục vụ và mang lại lợi ích cho tất cả mọi người và nhờ đó làm cho thế giới này tốt đẹp hơn cho tất cả chúng sinh. Lấy mục tiêu này làm tôn chỉ duy nhất, tu viện sẽ mở nhiều chương trình tu học Phật pháp khác nhau dành cho tăng sĩ lẫn cư sĩ. Tất cả chương trình tu học, dù là chương trình ngắn hạn, hệ chứng chỉ hay hệ văn bằng, đều có hợp tác với các trường đại học uy tín.
Tôn sư Khangser Rinpoche giám thị kì thi cuối khoá của các Tiến sĩ Phật học niên khoá 2024 tại Thượng Mật Viện Gyuto, miền Bắc Ấn Độ, đây cũng là đợt thi tiếp nối theo chương trình đào tạo Phật học khắt khe hơn 20 năm.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng dạy về chủ đề kiểm soát căng thẳng cho sinh viên Little Angel College tại Tu viện Thangkar Dechen Choling, Kathmandu Nepal vào ngày 02/12/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche thảo luận về những quan điểm triết lý nòng cốt và thâm sâu của việc thực hành Kim Cương thừa và Đại thừa vào 23/11/2024 tại Thượng Mật Viện Gyuto, miền Bắc Ấn Độ.
Tôn sư Khangser Rinpoche giám thị kì thi tuyển sinh vào Thượng Mật Viện Gyuto miền Bắc Ấn Độ vào 21/11/2024. Trong nghi lễ những tăng sinh thành công vượt qua đợt khảo thí sẽ được ban phẩm vật gia trì nội cúng dường để uống.
Tôn sư Khangser Rinpoche phát kinh tụng của Tu viện Thangkar Dechen Choling và chỉ dẫn học thuộc lòng kinh tụng cho tăng sinh ở Tu viện Thangkar Dechen Choling, Kathmandu, Nepal vào 06/11/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche gia trì tràng hạt và dây chuỗi cho một vài người qua đường thỉnh cầu thầy ở Kathmandu, Nepal vào 03/11/2024.
Luôn ghi nhớ thay đổi là tất yếu. Ta đừng nên mắc kẹt trong những cảm xúc tiêu cực, bất kể trước mắt trông có vẻ tồi tệ ra sao, ta nên biết không có gì tồn tại mãi mãi. Hãy tập trung vào sự tất yếu của thay đổi và hãy tử tế hơn với bản thân. Dù ta đang đối mặt với vấn đề gì, dù bị tổn thương ra sao, dù mọi việc có lớn đến đâu, tất cả chắc chắn sẽ trôi qua như những đám mây, và mặt trời lại ló dạng.
Tôn sư Khangser Rinpoche và Enichi, một cậu bé 10 tuổi, đã tham dự buổi phỏng vấn về chủ đề chủ nghĩa duy vật và tâm linh vào 27/10/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche biện luận cùng các Tiến sỹ Phật học và Tăng chúng tại Thượng Mật Viên Gyuto miền Bắc Ấn Độ vào 24/10/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã giảng dạy chủ đề nghiệp quả tại Hàn Quốc.
Tôn sư Khangser Rinpoche cùng các Tiến sỹ Phật học và tăng chúng tại Thượng Mật Viện Gyuto miền Bắc Ấn Độ biện luận về Mandala Bổn tôn Tập Hội Bí Mật, vào 16/10/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche dự bữa tối cùng câu lạc bộ CEO Dipkar Việt Nam vào 06/10/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche dùng bữa trưa cùng học trò tại Ulsan, Hàn Quốc vào 01/10/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng dạy về luật nhân quả tại Ulsan, Hàn Quốc vào 01/10/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche chụp ảnh cùng ban tổ chức và nhóm tình nguyện viên Dipkar Hàn Quốc.
Tôn sư Khangser Rinpoche ban quán đảnh Quán Thế Âm vào 28/09/2024 tại Seoul, Hàn Quốc.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng dạy sơ lược thực hành Phật Pháp cho một nhóm Osho tại Thượng Mật Viện Gyuto miền Bắc Ấn Độ vào 17/09/2024.
Tu viện Thangkar Dechen Choling sẽ khai giảng khoá học Phật Pháp căn bản bằng tiếng Nepal vào 05/10/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche giám thị kì thi thường niên tại Thượng Mật Viện Gyuto tại miền Bắc Ấn Độ vào 09/09/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche tham dự lễ công nhận tái sinh chuyển thế của Ngài cựu viện trưởng Lobsang Rinpoche của Tu viện Phật Giáo Đại thừa Sera Jey, miền Nam Ấn Độ vào 05/09/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche ban quán đảnh Vô thượng du-già Đại Uy Đức Kim Cang Yamantaka vào 30-31/08/2024 tại Trung Lịch, Đài Loan.
Tôn sư Khangser Rinpoche viếng thăm học viện Phật giáo Viên Quang Đài Loan vào 27/08/2024. Tại đây thầy được đón tiếp bởi thầy Ji-Shen Fashi viện trưởng kiêm trưởng phòng đào tạo.
Học viên Dipkar Việt Nam đã tập trung tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh cùng thực hành thiền cầu nguyện Đức Phật Văn Thù vào chủ nhật 25/08/2024. Tôn sư Khangser Rinpoche đã tham dự trực tuyến và truyền giới Bát Quan Trai Đại Thừa cho các học trò trước thời thiền.
Tôn sư Khangser Rinpoche ban quán đảnh Hộ pháp Cát Tường Thiên Nữ tại Tân Trúc, Đài Loan vào 24/08/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche viếng thăm tu viện Phật Quang Sơn, tu viện Phật giáo lớn nhất tại Đài Loan, Thầy đã được Phó Trụ trì tu viện tiếp đón, vào ngày 19/08/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã bắt đầu khoá nhập thất 3 ngày với chủ đề Ba Cốt Tuỷ Đạo Lộ vào 16/08/2024 tại Đài Loan.
Tôn sư Khangser Rinpoche cử hành buổi lễ tịnh hoá ác nghiệp cho những người đã qua đời tại Taiwan Dipkar Center vào 14/08/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche vừa đến Đài Loan cho chuyến hoằng pháp sắp tới của Thầy. Lịch hoằng pháp được đăng trên bản tin Economics Daily News.
Tôn sư Khangser Rinpoche truyền quán đảnh Phật Vô Lượng Thọ tại Richmond, California, Mỹ vào 10/08/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã có buổi ký tên trên sách tại Sacramento, California, Mỹ vào 09/08/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche nói về quyển sách “A Monk’s Guide to Finding Joy” – Chỉ dẫn tìm thấy niềm vui của một tu sĩ (tạm dịch) tại Leisure World ở Los Angeles, CA, Mỹ vào 03/08/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche trò chuyện cùng cậu bé chín tuổi, em nói về hoạch định tài chính trong tương lai mình và mơ ước bản thân trở thành tu sĩ, tại San Antonio, Texas, Mỹ.
Tôn sư Khangser Rinpoche chia sẻ về quyển sách “A Monk’s Guide to Finding Joy” – Chỉ dẫn tìm thấy niềm vui của một tu sĩ (tạm dịch) tại trường đại học quốc tế Awty tại Houston, Texas, Mỹ vào 31/07/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng dạy chủ đề Tám Thi Kệ Luyện Tâm tại Minneapolis, Minnesota, Mỹ vào 31/07/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng dạy chủ đề Trí tuệ và Hoan hỷ tại Houston, Texas vào 29/07/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng dạy chủ đề luyện tâm điềm tĩnh tại trường đại học quốc tế Texas A&M tại Texas vào 24/07/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng dạy chủ đề Tâm Bồ Đề tại chùa Liên Hoa San Antonio, Texas vào 28/07/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng dạy chủ đề căn bản Lamrim tại Hội Phật giáo Nepal tại Texas, Dallas, Texas vào 27/07/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã ra mắt quyển sách của Thầy “A Monk’s Guide to Finding Joy” – Chỉ dẫn tìm thấy niềm vui của một tu sĩ (tạm dịch) tại Mỹ vào ngày 02/07/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng dạy về chủ đề Thân người quý báu tại Manhattan, New York vào 19/07/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng dạy chủ đề tăng trưởng thiện tâm tại Pisa, Ý vào 16/07/2024.
Tôn Sư Khangser Rinpoche tặng quà tri ân đến Phó Thủ Tướng Nepal, ông Narayan Kaji Shrestha, vào 29/06/2024, tại Kathmandu, Nepal.
Phó Thủ Tướng Nepal ông Narayan Kaji Shrestha đến thăm Tôn sư Khangser Rinpoche và tu viện Thangkar Dechen Choling tại Kathmandu, Nepal vào 29/06/2024.
Vào ngày 25/6/2024 Tôn sư Khangser Rinpoche đã tham dự buổi thảo luận triết học của các tăng sinh tại tu viện Thangkar Dechen Choling ở Kathmandu, Nepal, với sự chứng kiến của cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nepal, ông Krishna Gopal Shrestha.
Tôn sư Khangser Rinpoche cử hành nghi thức hoà tan mandala cát Tập Hội Bí Mật vào 22/06/2024 tại Thượng Mật Viện Gyuto, Bắc Ấn Độ.
Tôn sư Khangser Rinpoche tham gia Nghi lễ Tự Quán Đảnh Tối Thượng Tập Hội Bí Mật vào ngày 18/6/2024 tại Thượng Mật Viện Gyuto ở miền Bắc Ấn Độ.
Khangser Rinpoche truyền đạt những lời khuyên cho chúng tu sĩ tại Thượng Mật Viện Gyuto, miền Bắc Ấn Độ vào ngày 12/6/2024.
Với nhiều lợi ích thiết thực, tôi hay xem Phật giáo như một mô hình quản trị cuộc sống. Trong thực tế lời dạy của Đức Phật dành cho tất cả mọi người không chỉ riêng Phật tử. Trên phương diện học thuật, có những điều ngay cả Phật tử cũng cảm thấy khó tiếp thu. Vì vậy nếu bạn muốn hòa thuận cùng với gia đình mình, hãy bắt đầu bằng việc thật sự lắng nghe và thấu hiểu họ. Tôi không nói rằng bạn phải có tâm viên mãn đại bi với tất cả chúng sinh, nhưng bạn có thể nỗ lực lắng nghe và thấu hiểu hoàn cảnh của người khác bất kì lúc nào có thể.
~Khangser Rinpoche~
Tôn sư Khangser Rinpoche chụp ảnh cùng ban tổ chức Dipkar từ các quốc gia vào 19/05/2024, và Thầy cũng đã tri ân những nỗ lực cống hiến và phụng sự của nhóm trong công tác tổ chức của Dipkar ở các quốc gia.
Tôn sư Khangser Rinpoche viếng thăm Golden Temple (chùa vàng) tại Amritsar, Ấn Độ vào 25/05/2024.
Học trò của Tôn sư Khangser Rinpoche – Dipkar ở các nước đã tề tựu diện kiến Đức Dalai Lama vào 20/05/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã ban huấn thị cho tất cả giảng sư và tăng sinh vừa nhận được kết quả kỳ thi thường niên tại tu viện của ngài, Thangkar Dechen Choling tại Nepal, vào ngày 06/05/2024.
Bức ảnh được chụp tại Kakani Nepal vào 08/05/2024.
Vào ngày sinh nhật của Tôn sư Khangser Rinpoche 02/05/2024, Rinpoche đã có buổi gặp mặt cùng Tổng thống Nepal, Mr. Ramchandra Paudel tại Kathmandu. Tổng thống Paudel đã gửi lời chúc trường thọ và an vui đến Rinpoche trong ngày sinh nhật.
Thực hành thiền không phụ thuộc vào tín ngưỡng, hiểu đơn giản thiền là cách đào luyện cho tâm mình trở nên an lạc hơn. Việc ta là tín đồ của Phật giáo hay của tôn giáo khác chỉ là lựa chọn của mỗi cá nhân, hơn hết tất cả chúng ta đều mưu cầu hạnh phúc. Những cảm xúc tiêu cực sẽ làm cho hạnh phúc trở nên khó đạt được. Giải phóng bản thân khỏi tất cả những cảm xúc tiêu cực được xem như là giác ngộ.
~Khangser Rinpoche~
Tôn sư Khangser Rinpoche đã giảng pháp cho nhóm Phật tử Mông Cổ tại miền bắc Ấn Độ vào ngày 08/04/2024.
Ta thường cho rằng sức khoẻ được chia làm hai: tâm và thân, nhưng thật sự hai thành phần này tương hỗ và gắn kết chặt chẽ với nhau. Sức khoẻ tinh thần, ví dụ cảm xúc, có thể ảnh hưởng đến thể trạng và tuổi thọ. Cũng vậy thể trạng sức khoẻ và tuổi thọ cũng liên hệ mật thiết đến sức khoẻ tinh thần. Do đó, để có được cả thân tâm khoẻ mạnh an lạc, ta phải giảm thiểu lo âu và sợ hãi.
~Khangser Rinpoche~
Trong cuộc sống ta có rất nhiều vấn đề và bên cạnh đó cũng có nhiều giải pháp. Tuy nhiên, đa số các giải pháp lại không mang lại kết quả triệt để. Có hai loại nguyên nhân của khổ: nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gốc rễ. Nguyên nhân trực tiếp rất chủ quan và dễ thay đổi do đó ta không nên chú trọng. Thay vào đó điều ta nên thật sự quán xét là nguyên nhân gốc rễ của khổ, có ba loại (ba độc) tham lam, nóng giận và vọng tưởng. Khi ta xem xét đến tận cùng gốc rễ của đau khổ, ta sẽ thấy 9 trên 10 nguyên nhân đó đến từ tâm nóng giận và thù ghét.
~Khangser Rinpoche~
Tôn sư Khangser Rinpoche đã ban huấn thị cho hơn 100 Tiến Sĩ Triết học Phật giáo vừa nhập chúng tại Thượng Mật Viện Gyuto để hoàn tất chương trình đào tạo cuối cùng, sau chương trình 20 năm đào tạo Phật Học Hiển Giáo, vào 20/03/2024.
Quyển sách của Tôn sư Khangser Rinpoche “Chỉ dẫn tìm thấy niềm vui của một tu sĩ” sắp được xuất bản tại Hoa Kỳ vào ngày 02/07/2024.
Đặt trước tại Amazon: https://a.co/d/jj3ojfC
Tôn sư Khangser Rinpoche đã ban quán đảnh Đức Đại Bi Quán Thế Âm Tự Thoát Khổ tại Tp. Hồ Chi Minh, Việt Nam vào 10/03/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã đến thăm một điểm phát cơm từ thiện Bếp Cơm Yêu Thương Dipkar Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh vào 11/03/2024. Nhóm tình nguyện đã cúng dường lên Rinpoche một phần cơm chay.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã dạy về Tứ Thánh Đế ở Đồng Nai, Việt Nam, vào ngày 7 tháng 3 năm 2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã giảng pháp “ Nghiệp và tịnh hóa nghiệp tiêu cực” tại Hồ Chí Minh, Việt Nam vào ngày 6 tháng 3 năm 2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã ban quán đảnh Đức Đại Bi Quán Thế Âm Tự Thoát Khổ tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 3 tháng 3 năm 2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche nói chuyện với Hội Nữ Doanh Nhân Hà Nội tại Việt Nam vào ngày 1 tháng 3 năm 2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã dạy “Ba cốt tủy của đạo lộ” tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 27 tháng 2 năm 2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche và đoàn tổ chức của Dipkar Việt Nam gặp gỡ Phó trụ trì Chùa Bái Đính tại Việt Nam vào ngày 24 tháng 2 năm 2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã ban quán đảnh Phật Dược Sư tại chùa Bái Đính, Việt Nam vào ngày 24 tháng 02 năm 2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche tổ chức ba ngày nhập thất tại chùa Bái Đính, Việt Nam vào ngày 23 tháng 2 năm 2024.
Nếu không tinh tấn thực hành luyện tâm làm giảm đi tâm chấp ngã, ta sẽ không nhìn thấy được bất kì lợi ích nào. Một thay đổi dù rất nhỏ cũng có thể tạo ra ảnh hưởng to lớn trong cuộc sống. Cải thiện dù chỉ một phần trăm vẫn khác xa so với không làm gì.
~Khangser Rinpoche~
Tôn sư Khangser Rinpoche làm lễ hoả tịnh Thiết Thành tiêu trừ tai ương cho chúng sinh vào 29/01/2024 tại miền Bắc Ấn Độ.
Tôn sư Khangser Rinpohce cử hành nghi lễ hàng ma vào 27/01/2024 tại Thượng Mật Viện Gyuto.
Tôn sư Khangser Rinpoche khuyên dạy các Tiến Sỹ Phật Học đã hoàn thành năm cuối chương trình đào tạo Mật Pháp tại Thượng Mật Viện Gyuto, miền Bắc Ấn Độ vào 20/01/2024.
Đức Phật đã dạy, để hiểu được ý nghĩa sinh mệnh, ta phải hiểu rõ khổ đau. Ta không đơn thuần chỉ học lý thuyết suông, mà cần phải thật sự trải nghiệm nó. Do đó, ta cần biết điều quan trọng không phải là có thể định nghĩa khổ đau ở các tầng triết học cao siêu, mà là có khả năng áp dụng các giáo pháp Phật Đà vào đời sống thường ngày
~Khangser Rinpoche~
Tôn sư Khangser Rinpoche quan sát các học viên thực hành thiền nội hoả trong đợt nhập thất trên núi ở Hàn Quốc vào 13/01/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche đi dạo đường phố Hàn Quốc dưới trời tuyết vào 09/01/2024.
H.E. Khangser Rinpoche đã giảng dạy về Hoạch Định Cuộc Đời tại đền Bong Eun ở Gangnam, Seoul, Hàn Quốc vào ngày 7 tháng 1 năm 2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng dạy chủ đề: “Giải thoát khỏi luân hồi” tại Seoul, Hàn Quốc vào 04/01/2024.
Chuyến thăm Hàn Quốc của H.E. Khangser Rinpoche và Dipkar Hàn Quốc đã đưa ra tin tức trên BTN News, một kênh truyền hình Hàn Quốc.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng dạy về Tam Bảo tại Busan, Hàn Quốc vào 02/01/2024.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng pháp tại Hàn Quốc vào 30/12/2023, chủ đề: chuyển hoá ba thân Phật.
Chuyến hoằng Pháp của Tôn sư Khangser Rinpoche tại Hàn Quốc và quyển sách “Not Getting What You Want Can Be a Blessing” được đài truyền hình tin tức BBS Hàn Quốc đưa tin.
Quyển sách nguyên tác từ Đài Loan của Tôn sư Khangser Rinpoche “Not Getting What You Want Can Be a Blessing” đã được Đức Dalai Lama viết lời tựa, vừa được phát hành bằng tiếng Hàn Quốc.
Tôn Sư Khangser Rinpoche đưa ra các bài giảng liên quan đến các điểm chính của Lamrim (Giai đoạn của Con đường dẫn đến Giác ngộ) ở Ulsan, Hàn Quốc vào ngày 24 tháng 12 năm 2023.
Tôn Sư Khangser Rinpoche thực hiện cầu nguyện Phước lành ở Hàn Quốc vào ngày 24 tháng 12 năm 2023.
Tôn sư Khangser Rinpoche tham dự buổi chào đón của học trò Dipkar Hàn Quốc vào 23/12/2023.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã đến Hàn Quốc vào ngày 22/12/2023 cho chuyến hoằng pháp kéo dài ba tuần tại đây.
Tôn sư Khangser Rinpoche diễn thuyết về chủ đề kiến tạo cuộc sống tại trường đào tạo quản trị Little Angel tại Kathmandu, Nepal vào 20/12/2023.
Vì ta thường tự mãn với bản thân nên sẽ khó lắng nghe người khác. Khi ai đó nhận xét ta, theo thói quen ta sẽ hay phản kháng và đáp trả. Ta ngừng lắng nghe và làm cho tình thế trở nên khó khăn hơn. Điều quan trọng là ta không chỉ đơn thuần lắng nghe mà còn phải tiếp thu lời chỉ trích từ người khác với tâm cầu thị. Ở Tây Tạng có câu: “Những lời quở trách khắc nghiệt xuất phát từ lòng quan tâm, còn những lời tâng bốc đến từ những ý định xấu ác.”
~Khangser Rinpoche~
Sự kiện ra mắt quyển sách “Sống Mạnh Mẽ và Hạnh Phúc” của Tôn sư Khangser Rinpoche được phiên dịch ra tiếng Nepal, đã được đăng trên báo The Himalayan Times, một tờ báo nổi tiếng ở Nepal.
Quyển sách “Sống Mạnh Mẽ và Hạnh Phúc” của Tôn sư Khangser Rinpoche được phiên dịch ra tiếng Nepal, và được giới thiệu bởi Bộ Trưởng Bộ Y Tế Nepal, Ông Mohan Bahadur Basnet, tại Tu viện Thangkar Dechen Choling, Kathmandu, Nepal vào 10/12/2023.
H.E. Khangser Rinpoche teaching about enlightenment mind.
Tôn sư Khangser Rinpoche trao áo quần giữ ấm cho tăng chúng tại tu viện Thangkar Dechen Choling, Kathmandu, Nepal vào 04/12/2023.
Trong thế giới văn minh này, sự gắn kết giữa người và người dần trở lên nông cạn lõng lẻo, trong khi gắn kết giữa người và máy móc dần trở nên sâu sắc bền chặt. Thời gian ta dành giao tiếp với những người xung quanh ngày càng giảm, và thời gian tương tác với các thiết bị ngày càng tăng. Điều này đã gây ra tác hại lên các mối quan hệ của chúng ta.
~Khangser Rinpoche~
Học viên Dipkar Việt Nam đã cùng nhau thực hành thiền cộng hưởng Quan Âm tại nhiều nơi vào 26/11/2023. Tôn sư Khangser Rinpoche đã tham dự online và ban khẩu truyền Nghi quỹ thành tựu “Đức Thế Tôn Độc Dũng Đại Uy Đức Kim Cang Tôn Thắng Hàng Ma”.
Josephine Foster, thông dịch viên, người đã vượt lên căn bệnh ung thư. Sau khi tìm thấy chỉ giáo từ Tôn sư Khangser Rinpoche, cô đã tỉnh lại sau 50 ngày hôn mê với một mục đích sống mới. Cô chia sẻ sự bình an của Ngài đã đưa cô thoát khỏi lo lâu và trói buộc của cuộc sống vật chất, dẫn dắt cô tìm đến bình an nội tâm.
Để trở thành một Phật tử chân chính, ta cần phải quan tâm đến các mối quan hệ xung quanh, và ngay cả trong gia đình. Ta cần tu bồi tình thương bằng cách nỗ lực thấu hiểu những vấn đề người khác đang gặp phải. Trong một dịp nọ, một cháu gái đã nói với tôi rằng cháu khó có thể mở lòng với bố, và bố mẹ cháu cũng không được hoà thuận với nhau. Tôi đã nói với cháu hãy viết ra giấy bất kì những điểm tốt đẹp của bố mà cháu cảm nhận được và đưa cho bố xem. Ban đầu cháu ấy cảm thấy rất khó khăn nhưng vẫn cố gắng làm theo lời tôi, sau đó tình cảm gia đình của hai bố con đã trở nên tốt hơn.
~Khangser Rinpoche~
Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì buổi lễ cầu nguyện Mahakala tiêu trừ chướng ngại cho hết thảy chúng sinh các cõi và cầu nguyện cho những vong linh được vãng sanh đến cõi tịnh độ, vào ngày 12/11/2033.
Mọi người đều nghĩ rằng mình là người tốt. Hãy tự vấn: có phải mình thật sự là một người tốt và kẻ khác là người xấu? Ta thường hay chú ý đến vài lỗi sai nhỏ nhặt của người khác và rất nhanh kết luận kẻ đó hoàn toàn là người xấu. Với bản thân mình, ta thường chỉ tập trung vào một vài phẩm tính tốt đẹp nhỏ nhoi và dễ dàng cho rằng mình là một người tốt đẹp hoàn hảo không lỗi lầm. Thật ra, ngay cả khi bỏ qua thói quen phán xét người khác đấy, ta cũng sẽ khó biết chắc chắn được người khác tốt xấu thế nào. Có thể, người mình nghĩ là rất tệ lại có những phẩm tính tốt đẹp mà mình không nhận ra.
~Khangser Rinpoche~
Tôn sư Khangser Rinpoche đã tham dự buổi lễ cầu nguyện tấn phong học vị Tiến Sĩ Triết Học Phật Giáo Đại Thừa tại tu viện Sera Jey, Nam Ấn Độ vào 08/11/2023.
Tôn sư Khangser Rinpoche đến thăm Sera Jey Hadong Khangtsen, miền Nam Ấn Độ vào 07/11/2023.
Nếu ta muốn quan tâm đến người khác, hãy bắt đầu từ việc thấu hiểu quan điểm của họ. Nhiều phật tử ban đầu khá dễ bị cuốn hút về ý nghĩa của tâm từ bi, nhưng nếu đối tượng của tâm từ bi quá xa rời cuộc sống thực tại, thì nó sẽ không còn thiết thực nữa. Các giảng sư thường dạy tâm từ bi bắt đầu tại chính gia đình mình, các ngài giảng rằng: “Việc tốt bắt đầu ngay trong gia đình”. Ta sẽ không mất nhiều thời gian để nói ra những khó khăn của bản thân đi được hỏi. Nhưng nếu hỏi về khó khăn của gia đình đang đối mặt, chắc hẳn ta sẽ mất nhiều thời gian hơn để suy xét trả lời. Điều đó chứng tỏ ta đã dành nhiều thời gian nghĩ cho mình hơn cho người khác. Chỉ khi thấu hiểu được khó khăn và nỗi lòng của người khác, ta mới có thể thật sự quan tâm và giúp đỡ được họ. Nếu ai đó nói với ta rằng: “tôi rất lo lắng cho bạn”, ta nên hỏi lại họ “bạn có thể hiểu được tôi không?”. Thật vậy, quan tâm mà không thấu hiểu thì chẳng mang lợi ích gì cả.
~Khangser Rinpoche~
Tôn sư Khangser Rinpoche thực hiện nghi thức cầu nguyện chuẩn bị cho việc xây dựng mandala cát Bổn tôn Đại Uy Đức Kim Cang vào 24/10/2023.
Trong video ngắn này, H.E. Khangser Rinpoche thảo luận về phước lành khi không nhận được điều chúng ta muốn. Tham gia cùng chúng tôi trên Youtube @khangserrinpocheofficial để có những bài giảng nhanh chóng và sâu sắc.
Hai điều quan trọng cho một gia đình hạnh phúc: chia sẻ và quan tâm, trong Phật giáo gọi là: “từ bi”.
~Khangser Rinpoche~
Trong đoạn chia sẻ trải nghiệm về khoá học Lamrim được giảng dạy mới Tôn sư Khangser Rinpoche, học viên Dipkar đã chia sẻ niềm vui sâu sắc, giảm bớt suy nghĩ tiêu cực và gia tăng nhiều an lạc nội tâm.
Tu viện Thangkar Dechen Choling của Tôn sư Khangser Rinpoche sẽ tổ chức cuộc thi đấu bóng chuyền giao lưu giữa các tu viện. Tăng sinh tại tu viện Thangkar Dechen Choling đã bắt đầu luyện tập cho buổi thi đấu giao hữu sắp tới.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã biện luận cùng với tất cả Tiến sĩ Phật học tại Thượng Mật Viện Gyuto trong buổi khảo thí về mandala Thắng Lạc Luân Kim Cang vào 06/10/2023.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã khảo thí kiến thức các Tiến sĩ Phật học và các tỳ kheo tại Thượng Mật Viện Gyuto về thực hành Bổn tôn Đại Uy Đức Kim Cang (Yamantaka). Rinpoche đã đặt ra hai trong số những câu hỏi như sau:
Hai điều quan trọng cho một cuộc sống gia đình hạnh phúc đó là: chia sẻ và quan tâm, trong Phật học gọi là “tâm từ bi”. Ta thường nghĩ rằng tâm từ bi là điều chỉ dành cho những nạn nhân trong thiên tai thảm hoạ. Nhưng thực tế, thảm hoạ lớn nhất lại là bản thân ta gây ra cho chính gia đình mình. Bắt đầu một ngày mới nếu ta gây nhau ở nhà, cả ngày hôm đấy ta sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Cũng như vậy, nếu ta về nhà với tâm trạng cáu gắt và rồi cãi nhau ầm ĩ với vợ chồng mình, đó thật sự không khác gì một tai hoạ.
~Khangser Rinpoche~
Đây là phần cầu nguyện rất đặc thù và bí mật của Thượng Mật Viện Gyuto, Tôn sư Khangser Rinpoche cầu mong tất cả mọi người đều nhận được năng lực gia trì và tích cực khi nghe được.
Tôn sư Khangser Rinpoche giới thiệu và giải thích về trú xứ (mandala) của Bổn tôn Đại Uy Đức Kim Cang (Yamantaka) tại Thượng Mật Viện Gyuto vào 26/09/2023. Rinpoche sau đó cũng đã kiểm tra lại kiến thức của các tu sĩ về Yamantaka mandala.
Có ba (3) cách đối trị sợ hãi. Cách tốt nhất là thiền quán về giáo lý nghiệp quả, tất cả hành động đều là nguyên nhân và chắc chắn tạo ra kết quả tương ứng. Cách thứ hai, hãy tự nhắc nhở bản thân: sợ hãi không mang lại lợi ích, mà chỉ mang lại mệt mỏi và thống khổ. Cách thứ ba, hãy chuyển hướng suy nghĩ về việc khác.
~Khangser Rinpoche ~
Tôn sư Khangser Rinpoche đã ban khẩu truyền Vua Mật điển Tập Hội Bí Mật cho các học viên tập trung tại các trung tâm Dipkar ở Đài Loan vào 16/09/2023.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã cầu nguyện tiêu trừ chướng ngại cho hết thảy thế giới và chúng sinh vào 13/09/2023.
Tôn sư Khangser Rinpoche đọc lại giới luật của Thượng Mật Viện Gyuto và hướng dẫn tăng đoàn trì giữ giới luật vào 09/09/2023. Bộ giới luật của Thượng Mật Viện Gyuto đã được thiết lập từ khoảng 600 năm trước.
Lễ tấn phong tôn sư Khangser Rinpoche lên giữ vị trí Lama Umze – Phó Trụ Trì – Thượng Mật Viện Gyuto vào ngày 15/07/2023.
Tôn sư Khangser Rinpoche có cuộc diện kiến riêng với Đức Đạt Lai Lạt Ma vào 08/09/2023.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã thực hiện buổi lễ cầu siêu tịnh hoá và tiêu trừ ác nghiệp cho những người đã mất vào 01/09/2023.
Từ quan điểm khoa học, bằng năng lực hiểu biết đạo đức và làm những điều tốt đẹp của bộ não con người, ta đều có khả năng hiểu và vượt qua mọi vấn đề. Mặc dù khoa học có thể lý giải nhiều hiện tượng, xong vẫn còn nhiều hạn chế khi lý giải về sự tương quan giữa bộ não và tâm thức. Có thể thấy não ta có nhiều năng lực tiềm ẩn mà khoa học vẫn chưa thể hiểu hết được.
~Khangser Rinpoche~
Thư viện mới tại tu viện Thangkar Dechen Choling của tôn sư Khangser Rinpoche tại Kathmandu, Nepal.
Tôn sư Khangser Rinpoche giám sát kì thi tụng kinh đặc thù của tu viện Gyuto về Tập Hội Bí Mật vào 22/08/2023.
Cuộc sống thật kì lạ. Nó có thể là tấm gương và phản chiếu toàn bộ thế giới nội tâm qua cách ta nhìn nhận mọi việc. Nó cũng có thể là nước chẳng có hình thù cố định. Như rót nước vào trong bình tròn nó sẽ có tròn, vào bình vuông nó sẽ vuông. Cũng như thế, hình dạng cuộc sống của ta là do ta chọn, và ta cũng có thể lựa chọn hình dạng hạnh phúc.
~Khangser Rinpoche~
Tôn sư Khangser Rinpoche chia sẻ về đề tài thiền tập trong Phật giáo cho các thành viên trung tâm OSHO vào 09/08/2023.
Việc đầu tiên để có được hạnh phúc ta cần đào luyện tâm an tịnh. Bằng cách nào? Tâm ta thường bị lấp đầy bởi những cảm xúc tiêu cực ngăn cản sự an tĩnh vốn dĩ của nó. Tôi từng thấy một tựa sách “You must calm down” (Bạn phải bình tĩnh), không cần đọc tôi cũng có thể đoán được những gì viết trong đó sẽ không khả thi lắm. Lý do rằng khi ta cảm thấy “phải” làm gì đó, ta sẽ không cảm thấy thoải mái. Ta thường khuyên người khác “bình tĩnh” nhưng thật sự điều này không mấy khả thi khi ta không chỉ ra được làm thế nào để bình tĩnh. Thật vậy, nếu ta chỉ tự nhủ với mình hãy bình tĩnh nhưng không biết làm sao để bình tĩnh, ta cũng sẽ không thể bình tĩnh được. Để có được sự an tĩnh đấy trong tâm, ta cần cố gắng bắt đầu làm giảm thiểu những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực phát sinh trong tâm. Phương pháp này không liên quan đến tôn giáo, nên việc quyết định có thực hành hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào cá nhân mỗi chúng ta.
~Khangser Rinpoche~
Tôn sư Khangser Rinpoche cử hành Lễ Hoả Tịnh Đại Uy Đức Kim Cang (Yamantaka), ngày 21/7/2023.
H.E. Khangser Rinpoche đã có một cuộc phỏng vấn với RFA trong sự kiện bổ nhiệm mới của ông với tư cách Lama Umze Phó trụ trì Tu viện Gyuto.https://vimeo.com/863202850
Tôn sư Khangser Rinpoche gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Phật giáo Đại thừa Sera Jey và Tu viện Phật giáo Đại thừa Ganden – Tổng hội Phật giáo Mông Cổ đã gửi lời chúc mừng vào ngày lễ bổ nhiệm Lama Umze – Phó Trụ Trì – Thượng Mật Viện Gyuto của Rinpoche.
Đứng ở góc nhìn thiển cận và tạm thời, tham lam, nóng giận và vô minh có thể mang lại lợi ích cho ta vì ta thấy rõ nó giúp mình có được thứ mình muốn. Nhưng hãy tĩnh tâm nghĩ thấu đáo hơn, ta sẽ thấy chúng thật sự huỷ hoại cảm xúc và bản thân mình. Hãy quan sát nóng giận, trong nhất thời nó sẽ bảo vệ ta nhưng sâu bên trong ngọn lửa nóng giận khiến ta đau khổ nhiều hơn. Thật ra nóng giận chính là mất kiểm soát cảm xúc và sáng suốt. Do đó, trong khoảnh khắc có thể ta nghĩ nóng giận có ích lợi, nhưng thực tế nó đang gây tổn thương ta, ngay bên trong chính ta.
~Khangser Rinpoche~
Cuộc đời chúng ta cũng giống như nước vậy, không có hình dạng cố định. Nếu ta đổ vào trong bình tròn nó sẽ tròn; nếu ta đổ vào trong bình vuông nó sẽ vuông.
~Khangser Rinpoche~
Bản chất của vạn vật là thay đổi. Thay đổi là tính chất căn bản của vạn vật, điều này không có ngoại lệ và ta cần phải chấp nhận nó. Thật ra vô thường được xem là nguồn gốc của hi vọng vì nó phản ánh quy luật thay đổi của vũ trụ. Theo đó, nỗi sợ hãi và ám ảnh của ta cũng là vô thường, sẽ thay đổi, sẽ mất đi. Nhất là niềm tin sẽ làm vơi đi sợ hãi.
~Khangser Rinpoche~
Một thực hành rất hiệu quả để vượt qua cơn giận là nhắc nhở bản thân rằng cơn giận là xấu cho cả bản thân và người khác, đồng thời cầu nguyện phước lành của Đức Phật hoặc sân công đức (dòng của các vị). Bằng cách suy ngẫm rằng cơn giận có hại cho chính mình và người khác, đồng thời cầu nguyện cho Đức Phật và sân công đức, cơn giận của bạn dịu đi và biến mất, khiến tâm thanh thản. Liên tục suy nghĩ theo cách này khiến bạn nhạy cảm cao với cơn tức giận, để ngay khi nó xuất hiện, bạn nhận ra và áp dụng phương thuốc phù hợp. Nó giống như là một nhà tu và liên tục xem những chiếc áo choàng tu học của bạn như một lời nhắc nhở về nhiệm vụ của bạn là giữ vững kỷ luật tu học.
~Khangser Rinpoche~
Tôn sư Khangser Rinpoche truyền giới bồ-tát cho các thành viên cộng đồng Himalaya tại tu viện Thangkar Dechen Choling, Kathmandu, Nepal vào 16/06/2023.
Tôn sư Khangser Rinpoche cùng các thầy giáo thọ và toàn thể tăng chúng tu viện Thangkar Dechen Choling đi dã ngoại vào 14/06/2023.
Tôn sư Khangser Rinpoche tham dự buổi thi hùng biện Tiếng Anh của tăng chúng tại tu viện Thangkar Dechen Choling, Kathmandu, Nepal vào ngày 09/06/2023.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng pháp tại Trung tâm văn hoá Nepal tại Dallas, Hoa Kỳ vào 27/05/2023.
Nếu không thật sự thực hành các pháp làm giảm đi bản ngã (cái tôi), ta sẽ không thực chứng được bất kì lợi ích nào. Nhiều khi chỉ những thay đổi tích cực rất nhỏ nhưng sẽ tạo ra thay đổi lớn cuộc sống mình. Dù chỉ là 1% thay đổi tích cực vẫn tạo sự khác biệt rất lớn so với việc không thực hành gì cả.
~Khangser Rinpoche~
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng dạy về chủ đề Trung Quán và Đại Toàn Thiện vào 21/05/2023 tại Portland, Bang Oregon, Hoa Kỳ.
Chúng ta thường nói về cái “Tôi”, nhưng khi cố gắng tìm kiếm cái “tôi” mà ta vẫn đang yêu mến và bảo vệ ấy, ta thật chẳng thể tìm ra. Cái “tôi” trông thật giả tạo và không thể hiểu được. Lấy ví dụ như:
~Khangser Rinpoche~
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng dạy về chủ đề năng lượng chữa lành vào 15/05/2023 tại Bang Texas, Hoa Kỳ.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng về chủ đề các bước luyện tâm tại Bang California, Hoa Kỳ vào ngày 9/5/2023.
Tôn sư Khangser Rinpoche cùng các tình nguyện viên học viện Kim Cương Thừa Dipkar Hoa Kỳ vào 29/04/2023 tại Sacramento, Hoa Kỳ.
Tôn sư Khanger Rinpoche trì tụng kinh Bát Nhã Ba-la-mật tại Công viên Trung tâm thành phố New York, Hoa Kỳ vào 21/04/2023.
Khi tôi nói “sống mạnh mẽ và hạnh phúc” hãy nhớ rằng hạnh phúc và thoả mãn thật sự khác xa nhau. Ví dụ như say rượu là một dạng thoả mãn cảm xúc, không phải hạnh phúc. Khi nuông chiều bản thân cho những thú vui trước mắt, ta thường nhầm tưởng đó là hạnh phúc vì ta chưa thấy được hậu quả tai hại của những hành động đó. Điều tôi muốn nói đó là hạnh phúc chân thật từ bên trong. Lạc thú trần thế là hoàn toàn tạm bợ và dẫn đến những hậu quả tai hại; nên nó khác biệt hoàn toàn với tâm bình an và hạnh phúc.
~Khangser Rinpoche~
Tôn sư Khangser Rinpoche và học trò Dipkar Đài Loan cùng đọc kinh cầu nguyện trên đỉnh núi thiêng Long Thọ (Nagarjuna mountain) ở Kathmandu Nepal vào 03/04/2023.
“Phật Quả” là gì? Theo tiếng Phạn từ “Phật” có nhiều ý nghĩa như “tỉnh thức”, “giác ngộ” và “giác tánh như thị”.
“Giác tánh như thị” có thể nhanh đạt được hơn giác ngộ, trong khi giác ngộ cần thời gian dài. Trong mật chú thừa, Phật quả nghĩa là giác ngộ hoàn toàn, rất lâu để chứng đắc. Tóm lại, các truyền thống khác nhau sẽ có những định nghĩa về giác ngộ và Phật quả khác nhau.
~Khangser Rinpoche~
Khangser Rinpoche tham dự buổi lễ tổng kết kì thi thường niên tại Tu viện Thangkar Dechen Choling, Kathmandu, Nepal vào 16/04/2023.
Tôn sư Khangser Rinpoche cúng dường vàng dát tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tại Tháp Đại Giác, Bồ Đề Đạo Tràng.
Học viên Dipkar Đài Loan đang có một tuần lễ nhập nhất chuyển di tâm thức từ 31/03 đến 09/04/2023 tại Tu viện Thangkar Dechen Choling, Kathmandu Nepal.
Ta thường nói “bảo trọng” để biểu hiện sự quan tâm của mình đến người khác, khuyên họ nên tự xem trọng sức khoẻ của bản thân. Nóng giận và suy nghĩ tiêu cực làm hại chính bản thân ta, nhưng khi đó ta lại quên mất bảo trọng. Mỗi khi mất kiểm soát cơn nóng giận, ta đang làm hại chính mình. Không có thuốc nào chữa trị nóng giận và suy nghĩ tiêu cực ngoài chính bản thân ta cố gắng đào luyện thói quen suy nghĩ và cảm xúc tích cực hơn. Thật vậy, khi ta thay đổi suy nghĩ, ta có thể thay đổi cả thế giới.
~Khangser Rinpoche~
Tôn sư Khangser Rinpoche làm giám thị cho cuộc thi thường niên của tăng chúng vào 23/03/2023 tại tu viện Thangkar Dechen Choling, Kathmandu, Nepal.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã chủ xướng bắt đầu nhóm thảo luận lamrim tại tu viện Thangkar Dechen Choling, Kathmandu, Nepal vào 11/03/2023.
Câu chú là một dạng gia trì của chư Phật và Bồ-tát, việc trì chú như là khẩn cầu để có được sự gia trì. Giống như việc rút tiền từ máy giao dịch tự động (ATM) bằng mật khẩu. Không thể cho rằng mật khẩu hay ATM có năng lực thần bí; chúng đơn thuần chỉ là công cụ giúp ta rút tiền. Có thể so sánh mật khẩu như câu chú, tiền trong tài khoản của ta như việc thực hành pháp, tu tập, ATM như chư Phật và Bồ-tát và việc rút tiền như nhận được sự gia trì. Quan trọng nhất là giao dịch rút tiền thành công, không phải mật khẩu. Vì vậy, chúng ta không cần phải suy xét về thần năng của mật khẩu để làm gì cả.
~Khangser Rinpoche~
Tôn sư Khangser Rinpoche ban quán đảnh đức Kim Cương Thủ tại một ngôi làng ở Makwanpur, Nepal vào 3/3/2023.
Tự hỏi bản thân liệu bạn có muốn hạnh phúc. Nếu bạn thật sự mong muốn điều đó, tôi sẽ dạy. Hãy bắt đầu nhận biết những cảm xúc độc hại ảnh hưởng đến hạnh phúc. Suy nghĩ độc hại khiến ta không vui, ví dụ như sân giận, chính là suy nghĩ độc hại, không những làm hại bản thân mình mà còn làm hại những người xung quanh.
~Khangser Rinpoche~
Khangser Rinpoche giảng dạy vào ngày 16 tháng 2 năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Lễ phóng sanh tại Hà Nội, Việt Nam ngày 29 tháng 1 năm 2023.
Thoả mãn tinh thần nghĩa là có được hạnh phúc và bình an từ trong tâm. Tôn giáo không làm cho ta hạnh phúc. Chắc rằng ta có thể tìm thấy rất nhiều giáo lý chuyên sâu trong kinh Phật, nhưng Đức Phật cũng có nhiều bài giảng rất phổ thông và gần gũi. Ta thường nghĩ rằng hạnh phúc đến từ các điều kiện vật chất như ý, nhưng nó cũng như là ảo ảnh vì ta sẽ chẳng bao giờ có được tất cả mọi thứ mình mong cầu. Mặt khác, dù rằng ta vẫn đang thiếu thốn của cải nhưng nếu ta điều phục được tâm mình, ta vẫn luôn luôn có được hạnh phúc thật sự ngay lúc này.
~Khangser Rinpoche~
Phép màu thật sự trong cuộc sống này chính là việc học hiểu và vận dụng được lời Phật dạy để trở thành một người tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Tôi luôn trông đợi tất cả mọi người đều đạt được phép màu đó ngay trong đời này.
~Khangser Rinpoche~
Ông Esala Weerakoon, Tổng Thư Ký SAARC – Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á, đã viếng thăm Tôn sư Khangser Rinpoche tại Tu viện Thangkar Dechen Choling tại Kathmandu, Nepal vào 14/01/2023.
Khi gặp phải việc bất hạnh, nếu ta có thể hiểu được đó là kết quả từ những việc xấu mình đã tạo trong quá khứ, ta sẽ dễ dàng chấp nhận nghịch cảnh hơn. Tuy nhiên, việc ta có thật sự đã tạo ra ác nghiệp đó không lại là một vấn đề khác. Điểm chính yếu ở đây là việc nghĩ về nhân quả, mỗi khi gặp phải việc không may, sẽ giúp ta vơi đi những gánh nặng tinh thần.
~Khangser Rinpoche~
Nhìn vào bản chất của việc mất đi người mình yêu thương, ta cần tự hỏi liệu ta có thật sự yêu thương người ấy, liệu rằng đó là tình yêu thuần khiết? Ta cần tự vấn liệu tình cảm dành cho người đó đến từ cảm xúc chân thật từ trái tim mình hay đến từ mục đích vụ lợi cá nhân, có thể là lợi ích tiền bạc. Do đó, khi ta đang cảm thấy lo sợ mất đi người mình thương, hãy thành thật với chính mình liệu đó là tình yêu chân thật hay sự ích kỷ. Ta sẽ cảm thấy như thế nào khi người ấy đột ngột qua đời và ta được thừa kế một triệu đô-la tiền bồi thường bảo hiểm!
~Khangser Rinpoche~
Biện kinh tại di tích học viện Nalanda, Ấn Độ vào 25/12/2022.
Tôn sư Khangser Rinpoche và đạo tràng Dipkar Việt Nam tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ vào 24/12/2022.
Tưởng niệm ngày Tổ Tông Khách Ba nhập Niết Bàn cùng Tôn sư Khangser Rinpoche vào 18/12/2022.
Buổi sáng đi dạo của Khangser Rinpoche với học sinh ngày 18 tháng 12 năm 2022 tại Hisn-chu, Đài Loan.
Nhập nhất thiền Lamrim cùng Tôn sư Khangser Rinpoche vào hai ngày 17-18/12/2022 tại Tân Trúc, Đài Loan.
Tôn sư Khangser Rinpoche gia trì cho một ngôi chùa mới ở Đài Nam, Đài Loan vào 14/12/2022.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã thực hiện nghi lễ phóng sanh tại Đài Nam, Đài Loan vào 13/12/2022.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng về Phowa – Chuyển Di Tâm Thức lúc cận tử ở Đài Bắc, Đài Loan vào 9/12/2022.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng giải về chủ đề luyện tâm tại Đại học Quốc gia Trung Sơn (NSYSU), Cao Hùng, Đài Loan vào ngày 05/12/2022.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng dạy thực hành tánh không tại Cao Hùng, Đài Loan vào hai ngày 3-4/12/2022.
Khangser Rinpoche đã được các học sinh chào đón vào ngày 30 tháng 11 năm 2022 tại sân bay tại Đài Loan.
Buổi lễ Đền Vua Thái Lan (Wat Bovoranives Vihara) dâng di tích Phật cho Khangser Rinpoche tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 27 tháng 11 năm 2022.
Khangser Rinpoche trao giấy chứng nhận cho các học sinh tham gia lớp Phật học trực tuyến bằng tiếng Nepal ngày 12 tháng 11 năm 2022 tại Tu viện Thangkar Dechen Choling tại Kathmandu, Nepal.
Khangser Rinpoche phát biểu về chủ đề Vajrayana tại Viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam vào ngày 4 tháng 11 năm 2022.
Khangser Rinpoche và các đệ tử đi bộ tập trung tại Đồng Nai, Việt Nam ngày 6 tháng 11 năm 2022.
Sự hiểu biết kỹ lưỡng về nghiệp chướng mang đến cho chúng ta rất nhiều cách để giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Khoảng tám năm trước tôi bị đau bụng kinh, và bác sĩ nói với tôi rằng điều trị sẽ cần uống thuốc trong chín tháng, và tốt nhất là nên nghỉ ngơi trong hai tháng mà không cần dạy học. Hóa ra, sau một tuần nghỉ ngơi, tôi lại tiếp tục giảng dạy tại Tu viện Sera. Tôi cho rằng bệnh tật của tôi có thể là kết quả của một điều gì đó tôi đã làm sai trong một kiếp trước, nhưng không đổ lỗi cho người khác hay kiếp trước của tôi.
~Khangser Rinpoche~
Khangser Rinpoche đang dùng bữa trưa với hộp cơm do chương trình Dipkar Food For Người Nghèo (DFP) thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam vào ngày 30 tháng 10 năm 2022. Khởi động vào tháng 11 năm 2016 bởi Rinpoche, tính đến hôm nay DFP đã phát 303.660 hộp cơm chay miễn phí cho người nghèo.
Khangser Rinpoche ban tặng buổi khởi nghĩa Tara vào ngày 23 tháng 10 năm 2022 tại Hà Nội, Việt Nam.
Theo truyền thống do Đức Phật lập ra, cứ hai tuần các nhà tu tập lại để tụng kinh mã tu học và xử lý bất kỳ vi phạm kỷ luật nào; đây là thời điểm để chia sẻ và thảo luận. Trong cuộc sống gia đình, chúng ta cũng cần phải biết cách giao tiếp và quan tâm nhau. Ngoài ra, cách chúng ta quan tâm đến người thân của người lớn không giống như cách chúng ta quan tâm đến con cái hay bạn bè của chúng ta. Thêm vào đó, để quan tâm đúng cách cho ai đó, chúng ta phải hiểu vấn đề và quan điểm của anh ấy.
~Khangser Rinpoche~
Khangser Rinpoche giảng dạy hai ngày về rèn luyện tư duy với các buổi hỏi đáp tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 22 tháng 10 năm 2022.
Buổi phỏng vấn của đài VOA với Tôn sư Khangser Rinpoche vào 16/09/2022 tại Thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ.
Thực hành thiền với Khangser Rinpoche tại Hà Nội, Việt Nam ngày 19 tháng 10 năm 2022.
Chuyến nghỉ dưỡng hai ngày của Khangser Rinpoche cùng các sinh viên Dipkar tại Núi Yên Tử Việt Nam vào ngày 15 tháng 10 năm 2022.
Tôn sư Khangser Rinpoche tụng kinh Bát Nhã Bát Thiên Tụng cầu nguyện cho các bệnh nhân trong suốt chuyến bay khởi hành từ Kathmandu vào 12/10/2022.
Sống tinh tấn khởi đầu bằng việc hiểu rõ cuộc sống bao gồm cả khổ đau và hạnh phúc!
~Khangser Rinpoche~
Ngài Thero, Hội trưởng các cơ sở Tu Viện Sri Lanka, cúng dường xá lợi Phật đến Khangser Rinpoche tại Tu viện Thangkar Dechen Choling, với sự hiện diện của Đại Sứ Sri Lanka tại Nepal và các nhân viên lãnh sự cấp cao vào 04/10/2022.
Một buổi sinh hoạt của Tôn sư Khangser Rinpoche và tăng đoàn tại tu viện Thangkar Dechen Choling, Nepal vào 02/10/2022.
Làm sao để sống mạnh mẽ và hạnh phúc? Đầu tiên ta phải học cách chấp nhận khổ đau mỗi khi nó sinh khởi. Cuộc sống vốn dĩ có cả đau khổ và hạnh phúc, như hai mặt của một đồng xu. Thật ngốc nghếch khi nghĩ rằng cuộc sống chỉ tràn ngập hạnh phúc và vắng bóng khổ đau. Điều đó vốn không tưởng.
~Khangser Rinpoche ~
Thời nay chúng ta chỉ luôn bận tâm lo nghĩ cho bản thân mình, đã đến lúc chúng ta cần bắt đầu lo nghĩ cho người khác, đặc biệt là những người thân cận ta. Một châm ngôn Tây Tạng nói rằng “Tốt hơn hết hãy lo ngại đến kẻ thù gần thay vì bạn bè xa”. Nếu bạn đã đang làm được, hãy tiếp tục phát huy; nếu chưa, đây là lúc nên bắt đầu thử. Việc quan tâm chân thành đến người khác sẽ mang lại những thay đổi kỳ diệu trong cuộc sống ta. Đừng cho rằng đó chỉ là việc của Đức Phật, phép màu thật sự trong cuộc sống – sự thay đổi bản thân – nằm ngay trong lòng tay ta. Hãy thử xem.
~Khangser Rinpoche~
Có người cho rằng tôi chưa từng phải chịu đựng đau khổ vì trông tôi luôn luôn tươi cười vui vẻ. Họ trông thấy nét mặt hân hoan của tôi và nói rằng: “Con mong ước con cũng được sống hạnh phúc giống như Thầy, chứ không phải đối mặt rất nhiều khó khăn trong cuộc sống thế này!” Thật ra, điều họ không biết là tôi cũng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng tôi luôn luôn chủ động tìm kiếm những phương pháp đối trị hiệu quả cho những khó khăn ấy. Và cách đối trị hiệu quả khi gặp phải những vấn đề trong cuộc sống là hãy giữ cho tâm bình tĩnh, mạnh mẽ và hạnh phúc. Đó chính là cội nguồn của hạnh phúc.
~Khangser Rinpoche~
Lợi ích khi cầu nguyện với Đức Phật hay Ruộng Phước là để chuyển hướng tâm ta khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Đó chính là lý do mỗi khi ta chìm đắm trong đau khổ thì thường được khuyên rằng “bạn đang suy nghĩ quá nhiều” hay “thôi đừng nghĩ thế nữa”. Thực tế điều này không hề đơn giản như vậy và chúng ta vẫn thường để bản thân chìm đắm trong những suy nghĩ ấy. Vì vậy, ta cần một phương pháp hiệu quả để chuyển hướng tâm mình. Mỗi khi phát sinh suy nghĩ tiêu cực thay vì cố gắng ngăn lại, ta nên chuyển hướng tâm mình cầu nguyện với Đức Phật và Ruộng Phước, và rồi các suy nghĩ tiêu cực ấy sẽ dần được suy chuyển.
~Khangser Rinpoche~
Đức Phật đã giảng về Tứ Thánh Đế, bắt đầu với Khổ đế (sự thật về khổ) và Tập đế (nguồn gốc của khổ). Bốn sự thật cao quý này hoàn toàn có thể chứng thực trong cuộc sống. Khi gặp khó khăn hay đau khổ, đầu tiên ta cần nhìn nhận về bản chất của đau khổ và tìm ra nguyên nhân sinh ra đau khổ ấy. Tuy vậy, chúng ta lại có xu hướng than vãn và phản kháng lại nghịch cảnh. Sự thật cao quý thứ nhì là Tập đế hay nguồn gốc của đau khổ, không phải nguồn gốc của hạnh phúc. Vài người lựa chọn cách lãng quên đau khổ qua rượu bia hay đến vũ trường. Đây chỉ là cách tạm thời lẩn tránh vấn đề, nhưng khi tỉnh lại thì vấn đề vẫn còn đấy. Để triệt để giải quyết khó khăn ta cần phải tìm ra nguyên nhân sinh ra nó. Do đó, có thể cho rằng “Tìm ra nguồn gốc của khổ” là câu thần chú vi diệu đầu tiên Đức Thế Tôn đã dạy cho chúng ta.
~Khangser Rinpoche~
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng về đề tài sống ở hiện tại vào 11/09/2022 tại Nashville, Hoa Kỳ.
Tôn sư Khangser Rinpoche cầu nguyện cho những chú cá heo tại Texas vào 09/09/2022.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã viếng thăm và cầu nguyện cho trung tâm bảo tồn văn hóa Nepal đang được xây dựng tại Thành phố Dallas, Bang Texas, Hoa Kỳ vào 02/09/2022.
Tôn sư Khangser Rinpoche đã viếng thăm phim trường tại Bang California, Hoa Kỳ vào 27/08/2022.
Tôn sư Khangser Rinpoche giảng về Bảy Điểm Luyện Tâm tại miền nam Bang California vào 27/09/2022.
Một trong những định luật căn bản của vật lý nêu rằng mọi lực tác động đều tạo phản lực. Quy luật này cũng được áp dụng trong đời sống: mọi hành động thiện lành đều mang lại kết quả tốt đẹp, và ngược lại.
~Khangser Rinpoche~
Tôn sư Khangser Rinpoche đã giảng về Sáu pháp Du-già của Naropa và truyền quán đảnh Đức Kim Cang Thủ vào 20-21/08/2022 tại Bang California, Hoa Kỳ.
Khangser Rinpoche đã tụng kinh Bát Nhã Bát Thiên Tụng cầu nguyện cho những con vật ở sở thú Oakland, Hoa Kỳ vào 16/08/2022.
Tôn sư Khangser Rinpoche dùng bữa trưa cùng Pari Rinpoche, cháu của Khangser Rinpoche đời thứ 7 vào 10/08/2022 tại New York.
Tâm ái ngã là tâm xem trọng mình hơn người khác. Cái nhìn ái ngã mạnh mẽ khiến bạn chỉ thấy mình ở trung tâm, và chỉ nghĩ đến bản thân mình. Nên quan trọng là bạn phải luôn quan sát tâm mình và nhìn rõ những gì tâm ái ngã kia đang nói và làm.
~ Khangser Rinpoche ~
Khangser Rinpoche đã khen thưởng các học viên có kết quả thi tốt vào 17/7/2022 vừa qua.
Đâu là lợi ích của lòng từ bi được dạy trong Đạo Phật? Một lợi ích to lớn là nếu bạn nuôi dưỡng từ bi đối với người bạn hay ganh đua, thì tâm ganh đua của bạn đối với người đó ngay lập tức được giải tỏa. Tâm ganh đua thường nổi lên cùng với tâm đố kị, và chúng khiến tâm ta rất khổ sở. Khi tâm bạn tràn đầy đố kị thì bạn không thể nhìn thấy thành công của người khác. Nói cách khác, khi nghe người khác thành đạt thì bạn chỉ thấy buồn bã. Thật ra, thành công của người khác không thể khiến bạn đau khổ, mà chính tâm bạn tạo nên nỗi buồn đó.
~ Khangser Rinpoche ~
Happiness for ourselves is very much dependent upon the happiness of others. We need to respect and pay attention to the well-being of others if we want to have happiness ourselves. If we don’t think about this, but only want to have parties and go to movies, then our minds are very sensitive. One small change in the environment and we’re unhappy; another small change and then we’re happy again. Your mind becomes very unstable.
~ Khangser Rinpoche ~
Nếu nhìn nhận rõ ràng thì ai cũng có vài điều bất hạnh trong cuộc sống, và đa số chúng ta đều không được toại nguyện với những mong ước của bản thân. Lý nghiệp quả thường được dùng để giải thích cho những điều không như ý xảy ra với ta, nhưng không phải là khía cạnh duy nhất để nhìn nhận về bất hạnh trong đời. Thực tế là điều ấy xảy ra do thói quen suy nghĩ của đa số chúng ta, và những thói quen ấy rất khó thay đổi.
~ Khangser Rinpoche ~
Nếu nhìn nhận rõ ràng thì ai cũng có vài điều bất hạnh trong cuộc sống, và đa số chúng ta đều không được toại nguyện với những mong ước của bản thân. Lý nghiệp quả thường được dùng để giải thích cho những điều không như ý xảy ra với ta, nhưng không phải là khía cạnh duy nhất để nhìn nhận về bất hạnh trong đời. Thực tế là điều ấy xảy ra do thói quen suy nghĩ của đa số chúng ta, và những thói quen ấy rất khó thay đổi.
~ Khangser Rinpoche ~
Khangser Rinpoche đã hướng dẫn thiền tánh không tại tu viện Thangkar Dechen Choling vào 25/06/2022.
Khangser Rinpoche đã có một buổi diễn thuyết tại Học viện K.J. Somaiya ở Mumbai, Ấn Độ
Vào 11/06/2022, Khangser Rinpoche đã có buổi thảo luận cùng ông Rajendra Gautam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Xã hội Bang Delhi, tại dinh thự của ông về chương trình giáo dục Phật Học miễn phí tại Ấn Độ.
Khangser Rinpoche làm lễ cúng khói trên đỉnh núi thuộc bang Himachal, Ấn Độ vào 7/6/2022.
Khangser Rinpoche làm lễ cúng khói trên đỉnh núi thuộc bang Himachal, Ấn Độ vào 7/6/2022.
Khangser Rinpoche làm lễ cúng khói trên đỉnh núi thuộc bang Himachal, Ấn Độ vào 7/6/2022.
Khangser Rinpoche làm lễ cúng khói trên đỉnh núi thuộc bang Himachal, Ấn Độ vào 7/6/2022.
Khangser Rinpoche làm lễ cúng khói trên đỉnh núi thuộc bang Himachal, Ấn Độ vào 7/6/2022.
Khangser Rinpoche làm lễ cúng khói trên đỉnh núi thuộc bang Himachal, Ấn Độ vào 7/6/2022.
Vào 02/06/2022 vừa qua, Khangser Rinpoche đã viếng thăm Đại sứ quán Sri Lanka tại Nepal và đã thay mặt tổ chức Dipkar hỗ trợ hiện kim đến chính phủ Sri Lanka trước những diễn biến khó khăn của nền kinh tế tại nước này. Tại đây Khangser Rinpoche đã có một buổi tọa đàm cùng Đại Sứ Sri Lanka ở Nepal và ngài cũng đã thực hiện một buổi cầu nguyện cho hòa bình, hữu nghị và thịnh vượng đến khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là Sri Lanka.
Vào 02/06/2022 vừa qua, Khangser Rinpoche đã viếng thăm Đại sứ quán Sri Lanka tại Nepal và đã thay mặt tổ chức Dipkar hỗ trợ hiện kim đến chính phủ Sri Lanka trước những diễn biến khó khăn của nền kinh tế tại nước này. Tại đây Khangser Rinpoche đã có một buổi tọa đàm cùng Đại Sứ Sri Lanka ở Nepal và ngài cũng đã thực hiện một buổi cầu nguyện cho hòa bình, hữu nghị và thịnh vượng đến khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là Sri Lanka.
Hạnh phúc không liên quan gì đến tôn giáo. Khi mọi người hỏi tôi về ý nghĩa của cuộc sống, tôi luôn nói rằng: “Ý nghĩa của cuộc sống là sống hạnh phúc”. Với tôi, hạnh phúc là quyền bẩm sinh của chúng ta; chúng ta không cần hỏi người khác xem chúng ta có nên hạnh phúc không. Là con người, điều quan trọng nhất trong cuộc đời là được sống hạnh phúc. Tôn giáo là một việc mang tính cá nhân cao và dù theo bất cứ tôn giáo nào, nếu chúng ta không sống hạnh phúc, thì chúng ta không phải là một tín đồ tốt. Là một tu sĩ Phật giáo, nếu tôi không thể sống hạnh phúc, thì tôi đúng là một tu sĩ ngốc nghếch.
~ Khangser Rinpoche ~
Tôn sư Khangser Rinpoche đã thuyết giảng về chủ đề tôn giáo và đạo đức tại trường đại học Tây Tạng ở Bangalore, Ấn Độ vào ngày 17/5/2022 vừa qua.
Khangser Rinpoche giảng về Tâm Quang Minh tại Bangalore, Ấn Độ, ngày 15/5/2022.
Một cách để đẩy lùi sợ hãi là luôn tâm niệm rằng, như cách nói của người Tây Tạng, “Sống hay chết là do nghiệp.” Lo sợ không giúp ta giải quyết những hoàn cảnh khiến ta lo sợ. Thật không cần thiết nếu ta đi đường mà cứ thấp thỏm mình sẽ gặp tai nạn giao thông; lo âu như thế cũng không giúp chuyến đi an toàn hơn chút nào. Vì thế, khi nỗi sợ phát sinh, bạn hãy phó thác bản thân vào Đức Phật hay Ruộng Phước. Nếu tín tâm của bạn đủ mạnh thì nghĩ như thế có thể giúp bạn bớt sợ hãi hay thậm chí không còn lo sợ.
~ Khangser Rinpoche ~
Thời nay đa số chúng ta tận hưởng cuộc sống bằng cách nghe nhạc và xem phim. Nhưng theo trải nghiệm của tôi, Phật Pháp mang lại hỷ lạc vượt ngoài những vui thú thế gian.
Tôi thường không sử dụng điện thoại thông minh, chi tiêu hàng ngày cũng rất tối giản và tôi vẫn cảm thấy cuộc sống mình hoàn toàn hạnh phúc. Tuy nhiên nhiều người khác lại không thể tưởng tượng được nổi họ sẽ sống ra sao nếu một ngày không có điện thoại thông minh bên cạnh?
~ Khangser Rinpoche ~
Điều quan trọng là tự nhận biết được tâm bám chấp ngay khi nó sinh khởi. Hãy thử quan sát tâm mình vào bữa tối nay, khi toàn bộ bàn ăn không được dọn như ý mình, toàn những món bản thân mình không ưa thích. Nhưng đổi lại, nếu ta nghĩ cho người khác ta sẽ cảm thấy mình vui vẻ hơn. Thật vậy, khi ta để tâm đến người khác và những điều họ cần, họ sẽ phúc đáp cho ta bằng chính sự tử tế và niềm vui chân thật. Đơn giản là vậy. Tương tự với thú nuôi của mình, ta cũng có thể thấy khi được đối xử tốt nó cũng sẽ trở thành một người bạn thân của mình
~ Khangser Rinpoche ~
Chủ nghĩa đề cao tiêu dùng không có giới hạn. Đó là một dạng tham muốn khởi nguồn từ chấp ngã. Bạn có thể nhận ra điều này khi đi ngang các cửa hàng và bị cuốn hút vào một món hàng được trưng bày. Thứ cuốn hút bạn là thứ mà bạn mong muốn cho riêng mình, chứ không phải bạn muốn có món đồ ấy cho mẹ hoặc cho anh chị em của mình. Điều tương tự xảy ra khi bạn vào nhà hàng và thử qua vô vàn các món ăn ngon đầy ắp trên bàn. Chấp ngã là khổ đau, vì nó làm phát sinh tham ái, thù hận, và vọng tưởng. Ta thường chỉ quan tâm đến nhu cầu của bản thân và bỏ mặc ước muốn của người khác. Điều này khiến ta khó lòng chung sống hòa thuận với mọi người.
~ Khangser Rinpoche ~
Tâm sợ hãi là một điều kì lạ; nó bắt nguồn từ tâm nghi ngờ. Có hai dạng tâm nghi: nghi ngờ cần thiết và nghi ngờ không cần thiết. Nỗi sợ là kết quả của tâm nghi ngờ không cần thiết. Nghi ngờ không cần thiết phát sinh vì ta suy nghĩ quá nhiều, và theo thời gian sợ hãi có thể trở thành một thói quen. Nếu nói về những điều sẽ xảy đến trong tương lai thì chỉ có Đức Phật là người biết chắc chắn. Vì thế nếu ta cứ mãi nghĩ về những biến cố trong tương lai thì cảm giác bồn chồn lo âu sẽ tự nhiên phát sinh.
~ Khangser Rinpoche ~
Bạn hãy thường xuyên tự nhắc bản thân là bạn nên có an lạc và hạnh phúc ngay bây giờ và lúc này. Và bằng mọi giá đừng bao giờ nghĩ rằng tâm bình an và hạnh phúc chỉ có thể đến trong tương lai.
~ Khangser Rinpoche ~
Đời người cũng giống như nước vậy, không có hình thù đặc trưng. Bạn đổ nó vào bể tròn, nó sẽ có hình tròn. Bạn đổ nó vào bể vuông, nó sẽ có hình vuông.
~Khangser Rinpoche
Tôi thường hay dạy các học trò câu thần chú “Sống Mạnh Mẽ và Hạnh Phúc” (Live Strong and Happily). Bạn hãy nhớ đến câu chú này, luôn ghi nhớ trong tâm; và bạn không cần phải như một vị Phật hay là Phật tử để hành theo. Nếu khắc cốt ghi tâm câu chú này, hạnh phúc sẽ ở trong tầm tay bạn.
~Khangser Rinpoche~
Các Sư tu học tại Học Viện Phật Giáo Thangkar Dechen Choling đến thăm và đảnh lễ Đức Phật Đản Sanh tại Lambini vào ngày 4 tháng 11 năm 2021.
CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUAN
Năm | Nội dung |
1 | Thứ tự thực hành Phật pháp (Lamrim) Giáo trình: Giải thoát trong lòng tay Trọng yếu: Các nghi lễ chuẩn bị thời thiền, các thực hành trong phạm vi nhỏ, phạm vi trung bình, phạm vi lớn. |
2 | |
3 | Thực hành Luyện tâm Giáo trình: Bảy điểm luyện tâm hoặc Nhập Bồ Tát Hạnh |
4 | Lộ trình thực hành Kim Cương Thừa (căn bản) Trọng yếu: Tác bộ và Hành bộ (Thực hành Bổn tôn Quan Âm và Phật A Di Đà) |
5 | Lộ trình thực hành Kim Cương Thừa (nâng cao) Trọng yếu: Giai đoạn sinh khởi và giai đoạn thành tựu của Tối thượng Du-già bộ (thực hành bí mật Đại Uy Đức Kim Cang) |
6 | Nhập thất thiền căn bản
|
Nhập thất thiền nâng cao
|
Các học viên tại Học Viện Phật Giáo Thangkar trở thành những học viên đa năng, khi vừa có thể đảm nhiệm công việc hàng ngày vừa có thể thực hiện các công việc xây dựng giữ gìn Học Viện.
Vào ngày 15 AL mỗi tháng, các Tu sĩ ở Học Viện Phật Giáo Thangkar Dechen Choling có buổi Lễ Cầu Nguyện để hồi hướng cho toàn pháp giới chúng sinh.
Vào ngày 23/10, các học viên tại Học Viện Phật Giáo Thangkar đã bắt đầu một tuần nghỉ lễ tại Nepal. Trong tuần lễ này, các học viên được tham dự và thi đấu các môn thể thao nhằm mục đích tăng cường sức khoẻ và tinh thần đồng đội cho các học viên.
KHOÁ NHẬP THẤT VỀ TÁNH KHÔNG
Học Viện Phật Giáo Thangkar Dechen Choling đã tổ chức khoá nhập thất tu tập về Tánh Không cho hơn 140 người đến từ các quốc gia khác nhau trong khoảng thời gian từ ngày 27-31 tháng 1 năm 2020, được hướng dẫn bởi Tôn sư Khangser Rinpoche. Trong thời gian này, những người tham gia được học về Tánh Không và cách thức thực hành Thiền định về Tánh Không. Vào ngày cuối cùng của khóa tu, Tôn sư Khangser Rinpoche đã cử hành buổi Lễ Cầu Nguyện Tăng Trưởng Vận May tại Học viện Phật Giáo Thangkar Dechen Choling vì lợi lạc của tất cả pháp giới chúng sinh.
TÔN SƯ KHANGSER NHẬP THẤT
Trong thời gian dịch COVID_19, Tôn sư Khangser Rinpoche đã dành 10 ngày nhập thất vào tháng 3 để cầu nguyện đến Chư Phật và Thần Linh mong cho dịch COVID_19 sớm được kiểm soát. Tôn sư Rinpoche cũng có một số buổi cầu nguyện và nói chuyện với các học sinh của mình trong thời gian này. |
KỲ THI GIỮA KHOÁ
Tháng ba cũng là thời gian thi cho tất cả các nhà sư tại trường Thangkar. Việc học tập vẫn đang được thực hiện rất tốt theo như kế hoạch. |
CHUYẾN VIẾNG THĂM ĐỀN THERAVADA Ở KATHMANDU
Tôn sư Khangser Rinpoche đã đến thăm một ngôi đền Theravada ở Kathmandu vào đầu năm nay. Chuyến thăm đã mang đến một Chương trình trao đổi sinh viên trong tương lai giữa Đền và Viện Phật Học Thangkar Dechen Choling cho phép các nhà sư có thể học hỏi thêm về cả hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủy và Đại Thừa.
CHUYẾN THĂM ĐẶC BIỆT CỦA CHIM CUCKOO ĐẾN VIỆN PHẬT HỌC THANGKAR
Đến cuối tháng 3 và đầu tháng 4, Viện Phật Học Thangkar đã chào đón tiếng hót tuyệt hay của chim Cuckoo nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng và liên tục trong gần 2 tuần. Theo truyền thống Tây Tạng, chim Cuckoo hót được xem là điều đặc biệt và tốt lành.
Chuyện được kể rằng, Tôn sư Khangser Rinpoche có một giấc mơ khi Tôn sư gặp Sư phụ của mình đang ngồi trên tấm phảng và Rinpoche ngồi dưới sàn và nói rằng tôi rất kính trọng, tôi rất kính trọng, tôi rất kính trọng. Khi thức dậy vào sáng hôm sau, Tôn sư liền nghe thấy tiếng hót của chim Cuckoo lần đầu tiên sau 15 năm và tiếng hót này kéo dài gần 2 tuần liên tục.
THAM QUAN HANG ĐỘNG NAGARJUNI Ở NEPAL
Tôn sư Khangser Rinpoche đã đến thăm một hang động Nagarjuni tốt lành ở Kathmandu, nơi người ta tin rằng Bồ tát Nagarjun đã đến để thực hành Pháp khi Ngài còn sống.
Tôn sư Khangser Rinpoche cử hành Lễ puja tăng trưởng vận may vào ngày cuối của khóa tu, 31/1/2020 tại Học viện Phật Giáo Thangkar Dechen Choling, Kathmandu, Nepal.
Học Viện Phật Giáo Thangkar Dechen Choling đã tổ chức khoá nhập thất tu tập về Tánh Không cho hơn 140 người đến từ các quốc gia khác nhau trong khoảng thời gian từ ngày 27-31 tháng 1 năm 2020, được hướng dẫn bởi Tôn sư Khangser Rinpoche. Trong thời gian này, những người tham gia được học về Tánh Không và cách thức thực hành Thiền định về Tánh Không. Vào ngày cuối cùng của khóa tu, Tôn sư Khangser Rinpoche đã cử hành buổi Lễ Cầu Nguyện Tăng Trưởng Vận May tại Học viện Phật Giáo Thangkar Dechen Choling vì lợi lạc của tất cả pháp giới chúng sinh.
Khoá nhập thất về Tánh Không ở Học Viện Phật Giáo Thangkar Dechen Choling (27 – 30/01/2020)
Lịch trình của Khoá nhập thất về Tánh Không
Thời gian | Ngày 1 (27/01/2020) | Ngày 2 đến Ngày 4 (28-30/01/2020) |
7:30 – 8:30 | Thiền định | |
8:30 – 9:30 | Ăn sáng | |
9:30 – 10:30 | Giảng dạy/Thiền định | |
10:30 – 11:00 | Nghỉ giải lao | |
11:00 – 12:00 | Giảng dạy/Thiền định | |
12:00 – 14:00 | Ăn trưa | |
14:00 – 15:30 | Giảng dạy/Thiền định | |
15:30 – 16:00 | Nghỉ giải lao/uống trà | |
16:00 – 16:45 | Hỏi & Đáp | |
17:30 | Ăn tối | |
18:00 – 19:00 | Bữa ăn tối đón học viên | |
19:00 – 20:30 | Lễ Cầu Nguyện Ngài Yamantaka (Ngài Độc Dũng Đại Uy Đức Kim Cang) |
Lưu ý: Trong thời gian nghỉ giải lao, Quý vị có thể ghé tham quan quán Café của Học viện Phât Giáo
Khi nói về tình thương và lòng bi mẫn, bạn thấy rằng đây là những nhu cầu cảm xúc mà ngay cả loài thú cũng cần đến. Loài thú không có tôn giáo hay tín ngưỡng, nhưng chúng vẫn cần thương yêu và bi mẫn. Do đó, tâm từ và tâm bi – chứ không phải tôn giáo – mới là điều cần thiết đối với loài thú. Nói chung, không ai trong chúng ta ra đời mà sẵn có tín ngưỡng tôn giáo. Khi chào đời, ta đến thế giới này mà không có chút ý niệm nào về tôn giáo. Thay vào đó, ta đến thế giới này cùng với nhu cầu được thương yêu từ người khác.
~ Khangser Rinpoche
Tôn sư Khangser Rinpoche đã tham gia Hội thảo về Từ bi và Trí tuệ trong Phật giáo Tây Tạng tại New York, Hoa Kỳ vào ngày 30/11/2019 và ngày 01/12/2019.
Lòng Từ bi là một trong những thực hành thiết yếu giúp chúng ta giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực bởi những cảm xúc này có thể mang lại nhiều rắc rối và khiến ta mất đi an vui và hạnh phúc của chính mình.
~Khangser Rinpoche~
Cuộc thi học thuộc Kinh Phật Pháp được tổ chức tại Học Viện Phật Giáo Thangkar Dechen Choling vào ngày 15/11/2019.
Có hai câu kệ:
“Nguyện cho cha mẹ chúng sinh trong sáu cõi được hạnh phúc
Nguyện cho hết thảy hữu tình trong sáu cõi được giải thoát khỏi mọi khổ đau.”
Bạn hãy nhớ nghĩ đến các câu kệ này. Trên đường đi, khi nhìn thấy bất cứ ai đang đau khổ, con vật nào đang đau khổ, hay bất cứ loài hữu tình đang đau khổ, bạn hãy cầu nguyện cho họ được thoát khỏi nỗi khổ và nguyện cho họ được hạnh phúc, bình an. Mục đích cao nhất của tu tập lòng bi mẫn không phải để hiểu cảm xúc của người khác, mà là để thật sự cảm nhận được những gì người khác đang trải qua.
~ Khangser Rinpoche
Tôn sư Khangser Rinpoche đã tặng chăn ấm cho các chú tiểu, giáo viên và nhân viên tại Học Viện Phật Giáo Thangkar Dechen Choling vào ngày 24/11/2019 chuẩn bị cho mùa đông sắp đến.
Nếu chúng ta muốn quan tâm đến người khác, trước hết ta phải hiểu họ. Nhiều người mới học Phật pháp tức thì nhận thấy ý tưởng về lòng bi mẫn khá hấp dẫn, nhưng nếu lòng bi mẫn hướng về những đối tượng xa rời cuộc sống hàng ngày thì đó không phải là bi mẫn chân thật. Đạo Phật dạy rằng lòng bi mẫn sinh khởi ban đầu với chính gia đình của bạn, và có câu thành ngữ “Trước khi thương người hãy thương người thân trong nhà mình.” (“Charity starts at home”) Chỉ sau khi ta bước đầu hiểu được nỗi khổ của người khác và quan điểm của họ thì ta mới thật sự có thể giúp đỡ và chăm sóc họ. Vì thế, nếu có người nói “Tôi rất quan tâm đến bạn,” thì bạn nên hỏi “nhưng anh có hiểu tôi không?” Thật ra, quan tâm mà thiếu thấu hiểu thì không có lợi ích gì.
~ Khangser Rinpoche~
Your request is submitted